Polly po-cket

LUẬT THI ĐẤU VÕ THUẬT

   


LUẬT THI ĐẤU BOXING

ĐIỀU 18: CÁC LỖI

18.1. Nhắc nhở, cảnh cáo, truất quyền: Một VĐV không chấp hành lệnh của trọng tài, vi phạm luật, thi đấu thiếu tinh thần thể thao hoặc phạm lỗi theo nhận xét của trọng tài có thể bị nhắc nhở, cảnh cao hoặc truất quyền mà không cần báo trước. Trọng tài không cần ngừng trận đấu vẫn có thể nhắc nhở VĐV. Nếu định cảnh cáo 1 VĐV, trọng tài cho ngừng trận đấu chỉ cho VĐV lỗi vi phạm sau đó dùng tay chỉ VĐV vi phạm cho từng giám định biết. Trọng tài có thể cảnh cáo vì một lỗi như giữ tay thì sau đó không được nhắc nhở với lỗi cùng loại. Ba lần nhắc nhở cùng 1 loại lỗi là một cảnh cáo. Trong một trận đâu, VĐv nếu bị cảnh cao tới lần thứ ba thì đương nhiên bị truất quyền.

18.2. Các loại lỗi:

18.2.1. Đánh dưới thắt lưng, giữ tay, ngáng chân, đá bằng chân, đá bằng chân hoặc đầu gối.

18.2.2. Đánh bằng đầu, vai, cánh tay, khuỷu tay, bóp cổ đối phương. Dùng cánh tay hoặc khuỷu tay ép vào mặt đối phương hoặc đẩy ngửa đầu đối phương ra phía sau ngoài dây võ đài.

18.2.3. Đánh mở găng, hoặc sống găng, cổ tay hoặc mu bàn tay.

18.2.4. Đánh vào lưng đối thủ, đặc biệt cú đánh vào gáy, phía sau đầu hoặc vào cùng thận.

18.2.5. Ra các đòn xoay tròn.

18.2.6. Vừa giữ dây đài vừa đánh hợc sử dụng dây đài một cách thiếu tinh thần thể thao để đánh đối phương.

18.2.7. Nằm đè lên đối phương, đánh vật hoặc ném đối phương.

18.2.8. Tấn công đối phương khi đối phương bị ngã hay đang đứng dậy.

18.2.9. Ôm người.

18.2.10. Vừa ôm vừa đánh hay vừa kéo vừa đánh.

18.2.11. Khóa hoặc kẹp tay, đầu của đối phương hoặc luồn tay mình dưới tay đối phương.

18.2.12. Đầu cúi thấp dưới thắt lưng tạo nguy hiểm cho đối phương.

18.2.13. Chấp nhận sự phòng thủ thụ động hoàn toàn bằng cách che hai tay, ngả người hoặc xoay người để tránh đòn.

18.2.14. Đưa ra những tiếng động, tiếng la không cần thiết, khiêu khích gây gổ trong hiệp đấu.

18.2.15. Không lùi lại một bước khi có lệnh "BREAK".

18.2.16. Trọng tài ra lệnh "BREAK", không lùi lại một bước mà còn tìm cách đánh đối phương.

18.2.17. Tấn công hoặc tìm cách gây sự với trọng tài vào bất kỳ lúc nào.

18.2.18. Nhả bọc răng.

18.2.19. Dùng tay che chắn để đối phương không nhìn thấy gì.

18.3. Săn sóc viên: Mỗi VĐV phải chịu trách nhiệm về các hành vi của săn sóc viên của mình.

18.4. Trọng tài tham vấn các giám định: Nếu trọng tài nghĩ rằng đã có một lỗi gì đó xảy ra mà mình không thấy, ông ta có thể tham vấn với các giám định.

ĐIỀU 19: NẰM SÀN

19.1. Định nghĩa: Một vận động viên được coi như "nằm sàn":

19.1.1. Nếu VĐV đó chạm sàn đấu bằng bất kỳ bộ phận nào có thể trừ hai chân do một đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.

19.1.2. Nếu VĐV đó gục xuống dây căng võ đài do 1 đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.

19.1.3. Nếu VĐV đó rớt khỏi dây đài hay một phần cơ thể ra ngoài dây đài do đòn đánh hay 1 loạt đòn đánh.

19.1.4. Nếu VĐV đó bị 1 đòn nặng, tuy không ngã hoặc gục xuống dây đài nhưng trong trạng thái ngất đi, theo nhện định của trọng tài, không thể tiếp tục thi đấu.

19.2. Đếm: Trong trường hợp nằm sàn, trọng tài lập tức dếm từng giây từ 1 đến 10 mỗi lần đếm biểu thị bằng 1 ngón tay của trọng tài để VĐV biết từng giây trôi qua. Trước khi đếm 1, trọng tài phải để 1 giây từ khi VĐV nằm sàn đến khi đếm 1. Nếu VĐV kia không lùi về góc đài trung lập theo lệnh của trọng tài, trọng tài sẽ ngừng đếm cho đến khi lệnh đó được thi hành, lúc đó trọng tài sẽ bắt đầu đếm từ con số đã dừng lại. Giám định sẽ ghi "KD" trong phiếu điểm. Khi 1 VĐV bị nằm sàn vì 1 đòn đánh vào đầu, giám định phải ghi là "KDH" trong phiếu điểm.

19.3. Trách nhiệm của đối phương: Khi 1 VĐV bị nằm sàn, VĐV kia phải về ngay góc đài trung lập do trọng tài chỉ định. Anh ta có thẻ tiếp tục thi đấu nếu VĐV nằm sàn đứng dậy và trọng tài ra lệnh "BOX".

19.4. Bắt buộc đếm tới số tám: Khi 1 VĐV nằm sàn do bị đòn, trận đấu chỉ có thể được tiếp tục khi trọng tài đã đếm tới số 8 dù rằng VĐV đó đã đứng dậy và sẵn sàng thi đấu trước đó.

19.5. Knock-out: Khi trọng tài đếm đến "mười" và hô to "out" trận đấu chấm dứt và quyết định này là K.O.

19.6. VĐV bị nằm sàn khi kết thúc một hiệp, ngoại trừ hiệp cuối của các trận chung kết tại Olympic, vô địch thế giới, tranh giải thế giới, giải luân lưu của AIBA, vô địch châu lục hay các giải vô địch quốc tế, nếu trọng tài đếm tới 10 mà VĐV không dậy được xem như bị thua do K.O. Nếu VĐV này còn đấu được trước khi chấm dứt đếm đến 10 trọng tài ra lệnh Box ngay lập tức.

19.7. VĐV bị nằm sàn lần thứ hai do cùng một loại đòn: Nếu 1 VĐV bị nằm sàn do trúng đòn và trận đấu được tiếp tục sau khi trọng tài đếm đến 8, sau đó VĐV này lại bị nằm sàn lần thứ hai do hậu quả của đòn lần trước thì trọng tài tiếp tục đếm đến số 9.

19.8. Hai VĐV đều nằm sàn: Nếu 2 VĐV ngã xuống sàn cùng một lúc, trọng tài sẽ đếm tiếp tục cho VĐV còn nằm sàn nếu VĐV kia đứng dậy được. Nếu cả 2 VĐV đều không đứng dậy được trọng tài đếm đến 10, trận đấu được chấm dứt và căn cứ vào điểm của 2 VĐV lúc đó để quyết định người thắng.

19.9. một VĐV không thể tiếp tục thi đấu sau khi nghỉ giữa hiệp chấm dứt thì coi như bị thua.

19.10. Hạn định lần đếm bắt buộc: Khi 1 VĐV bị đếm tới lần thứ ba trong cùng 1 hiệp hoặc đếm tới lần thứ tư cho cả trận đấu, trọng tài sẽ cho ngừng trận đấu (RSC hoặc RSCH). Nếu là nữ VĐV, lần bị đếm thứ hai trong 1 hiệp hoặc lần bị đếm thứ 3 cho cả trận, trận đấu xem như kết thúc. Bị nằm sàn hay bị đếm vì đòn đánh phạm luật thì không bị giới hạn trong các hạn định lần đếm bắt buộc.

ĐIỀU 20: THỦ TỤC SAU KHI BỊ K.O VÀ RSCH

20.1. VĐV bị ngất: Chỉ có trọng tài và bác sĩ có mặt trên võ đài nếu bác sĩ không cần người phụ giúp.

20.2. Kiểm tra y tế: Một VĐV bị K.O vì đòn vào đầu trong khi diễn ra trận đấu hoặc khi trọng tài cho dừng trận đấu vì VĐV này bị nhiều đòn mạnh vào đầu làm mất khả năng tự vệ không thể tiếp tục thi đấu được thì VĐV đó phải được bác sĩ khám nghiệm ngay lập tức, sau đó được nhân viên y tế đưa về phòng bác sĩ tại võ đài sau đó phải cho mời ngay một bác sĩ chuyên khoa về thần kinh nõa trong vòng 24 giờ để quyết định cách điều trị và chăm sóc cho VĐV này trong 4 tuần.

20.3. Thời kỳ hồi phục:

20.3.1. Một VĐV bị K.O hay RSCH do bị những đòn đấm vào đầu như trên sẽ chỉ được phép tham gia thi đấu hay tập luyện sau 1 thời gian ít nhất là 4 tuần.

20.3.2. Nếu VĐV bị K.O hay RSCH như trên hai lần trong thời gian 3 tháng thì chỉ được tham gia thi đấu hay tập luyện sau 3 tháng kể từ lần K.O thứ hai.

20.3.3. Ba lần K.O hay RSCH trong thời gian 12 tháng thì một năm sau kể từ lần thứ ba bị K.O mới được tập luyện thi đấu.

20.3.4. Mỗi lần bị K.O và RSCH như trên đều phải ghi vào sổ sức khỏe của VĐV này.

20.4. Chứng nhận y tế sau thời gian hồi phục: Sau các thời gian nghỉ ngơi trên, VĐV phải có giấy chứng nhận của bác sĩ khoa thần kinh, nếu có thể sau khi khám ÊG còn phải khám CCT, để xác nhận VĐV đủ sức khoẻ thi đấu. Kết quả kiểm tra y tế này phải được ghi vào sổ thi đấu quốc tế.

20.5. RSCH: trọng tài sẽ đề nghị Ban giám khảo và các giám định ghi rõ RSCH vào phiếu điểm. RSCH là từ dùng để chỉ 1 VĐV bị nhiều đòn mạnh vào đầu làm cho anh ta không tự vệ được và không còn khả năng đấu tiếp, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu.

20.6. Biện pháp bảo hộ: Một VĐV bị K.O vì đòn đánh vào đầu sẽ không được tham gia huấn luyện và thi đấu trong thời gian 4 tuần nếu Ban giám khảo chấp nhận khuyến cáo của các viên chức y tế. Những biện pháp này cũng được áp dụng khi KO xảy ra trong tập luyện.

ĐIỀU 21: BẮT TAY

21.1. Mục đích: Trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc trận đấu các VĐV bắt tay nhau để biểu thị tinh thần thi đấu thể thao và hữu nghị phù hợp với luật lệ Boxing.

21.2. Thời điểm được phép: Bắt tay được thực hiện tại thời điểm trước khi bắt đầu và sau khi thông báo kết thúc trận đấu. Bất cư những trường hợp khác đều bị cấm.

ĐIỀU 22: SỬ DỤNG THUỐC

22.1. Thuốc kích thích - Doping: Tuyệt đối cấm các VĐV sử dụng các loại dược phẩm, các chất liệu hóa học, chất kích thích để tăng cường thể lực của nam hay nữ VĐV. Những quy định của AIBA cũng như những quy định IOC về Doping sẽ là điều luật của AIBA.

22.2. Trừng phạt: VĐV hay viên chức sử dụng doping sẽ bị truất quyền hay sa thải bởi AIBA. Bất kỳ 1 VĐV nào sau trận đấu từ chối khám nghiệm DOping đều bị truất quyền. Tương tự như vậy được áp dụng đối với bất kỳ vien chức nào xúi dục VĐV sử dụng doping hoặc xúi giục VĐV từ chối xét nghiệm. Các liên đoàn thành viên phải tuân thủ các quyết định trên của AIBA.

22.3. Các thuốc gây tê tại chỗ: Được phép dùng dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ thuộc Ủy ban Y tế.

22.4. Dược phẩm cấm sử dụng: Danh mục các dược phẩm bị cấm của IOC được AIBA chấp nhận. VĐV sử dụng hoặc viên chức cho VĐV sử dụng sẽ bị truất quyền, AIBA có thể cấm sử dụng những dược phẩm khác sau khi ỦY ban Y tế đệ trình danh sách.

ĐIỀU 23: NĂNG LỰC Y TẾ

23.1. Chứng nhận y tế: VĐV sẽ không được phép thi đấu tại các giải quốc tế nếu không hoàn thành các thủ tục về y tế. các bác sĩ sẽ xác nhận điều này trong sổ thi đấu của VĐV. Mỗi ngày thi đấu VĐV sẽ được xác nhận đủ năng lực y tế, đầy đủ sức khỏe để thi đấu bởi các bác sĩ được liên đoàn nơi tổ chức thi đấu chỉ định. Tại giải Olympic, vô địch thế giới, cúp thế giới, giải luân lưu của AIBA, các bác sĩ này được chỉ định bởi Ủy ban Y tế của AIBA.

23.2. Giấy chứng nhận y tế: Mỗi VĐV khi ra nước ngoài thi đấu phải có giấy chứng nhận y tế được xác định bởi bác sĩ rằng trước khi đi VĐV này ở trong tình trạng thể lực tốt, không bị chấn thương, không làm lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm cho quốc gia mà VĐV này đến thi đấu. Giấy chứng nhận này và sổ thành tích thi đấu quốc tế của VĐV sẽ được xuất trình tại buổi kiểm tra y tế trước khi cân đo tổng quát. VĐV trình độ quốc gia cũng được yêu cầu có sổ thành tích thi đấu chính thức của AIBA. 23.3. Các trường hợp bị cấm: Được ghi đầy đủ trong sổ sức khỏe y tế.

23.4. Các vết cắt và vết xước trên da: VĐV sẽ không được tham gia thi đấu nếu trên cơ thể còn có vết quấn băng, chấn thương rách da thịt, tụ máu ở mặt, trán, mũi và tai. Nếu vết xước, vết cắn trên da dán băng dính được sự đồng ý của bác sĩ kiểm tra ngày thi đấu thì VĐV được phép thi đấu.

23.5. Sổ tay y tế: Các luật lệ về y tế khác đều được ghi trong sổ tay y tế.

23.6. Năng lực y tế: Không một VĐV nào được phép thi đấu mà trong sổ sức khỏe không được chứng nhạn đủ năng lực y tế của bác sĩ được chỉ định. Quá trình kiểm tra năng lực y tế, nếu có thể, sẽ bao gồm:

23.6.1. Khám nghiệm hoàn chỉnh về thủ tục với sự quan tâm đặc biệt đến các cơ quan thị giác, thính giác, cảm giác, thăng bằng và hệ thống thần kinh.

23.6.2. kiểm tra chiều cao và cân nặng.

23.6.3. Kiểm tra sinh hóa máu và nước tiểu.

23.6.4. Kiểm tra thần kinh bao gồm điện não đồ.

23.6.5. Xquang sọ não.

23.6.6. Khám nghiệm tim và điện tâm đồ.

23.6.7. Nếu có thể 1 cuộc xét nghiệm cấu trúc sọ não bằng máy điện tử vi tính (scanner). Kiểm tra y tế ít nhất 1 lần/1 năm và đạt yêu cầu theo các điểm 23.6.1; 23.6.2; 23.6.4 nêu trên.

23.7. Phiếu theo dõi y tế: Là tài liệu y tế được chấp nhận cho trước, trong và sau trận đấu.

ĐIỀU 24: CHĂM SÓC CỦA BÁC SĨ

24.1.Sự chăm sóc bắt buộc: Một bác sĩ được chỉ định sẽ có mặt suốt trận đấu và chỉ có thể rời chỗ khi hiệp đấu cuối cùng chấm dứt và 2 VĐV kết thúc trận đấu. Trọng tài và bác sĩ có thể mang găng tay trong suốt trận đấu.

24.2. Bố trí chỗ ngồi: Vị bác sĩ này phải ngồi cạnh Ban giám sát và sẽ thông báo cho giám sát trưởng nếu thấy VĐV bị đòn nặng để ông này rung chuông hoặc phất cờ ra hiệu cho trọng tài dừng trận đấu. Bác sĩ lên võ đài khám nghiệm VĐV và khuyến cáo trọng tài ngừng trận đấu hay tiếp tục thi đấu.

ĐIỀU 25: TUỔI TỐI THIỂU VÀ TỐI ĐA CỦA CÁC VĐV

25.1. Tuổi tối thiểu: VĐV dưới 17 tuổi không được thi đấu tại Đại hội Olympic, giải thế giới và châu lục cũng như các cuộc thi đấu quốc tế khác.

25.2. Tuổi tối đa: là 34 tuổi (tính theo ngày sinh).

ĐIỀU 26: BÁO CÁO CỦA CÁC VIÊN CHỨC

Cấm các ủy viên Hội đồng chấp hành, ủy viên y tế, các giám sát, viên chức AIBA, trọng tài giám định là các viên chức của trận đấu được ra thông báo cho báo chí hoặc tuyên bố bình luận trên đài phát thanh và truyền hình về những gì có liên quan đến trận đấu. Chỉ có Chủ tịch hay viên chức được ủy quyền được phép phát ngôn trước các phương tiện truyền thông đại chúng.

ĐIỀU 27: TÍNH THỐNG NHẤT

Tất cả các Liên đoàn, Hiệp hội đều phải đạt được sự thống nhất trong Luật lệ của họ và AIBA nhằm đảm bảo sự khái quát các luật lệ của họ và AIBA nhằm đảm bảo sự khái quát cá luâtj lệ Boxing nghiệp dư trên thế giới trừ khi Luật lệ của họ nghiêm ngặt hơn Luật của AIBA.

ĐIỀU 28: CÚP LIÊN QUỐC GIA HAY CÚP CHALLENGE

28.1. Các giải thưởng: Tại các giải thi đấu quốc tế, cúp hay giải thưởng danh dự sữ trao cho VĐV và các đội.

28.2. Cách xếp hạng của từng đội:

Thứ hạng của các đội được xác định theo cách sau:

28.2.1. Thắng ở mỗi trận đấu vòng loại hay vòng tứ kết được 1 điểm.

28.2.2. Thắng ở mỗi trận đấu bán kết được 2 điểm.

28.2.3. Thắng ở trận chung kết được 3 điểm.

28.2.4. Các điểm vẫn được ghi dù vì lý do nào đó trận đấu không diễn ra.

28.2.5. Trường hợp có 2 hay nhiều đội có số điểm ngang nhau, xác định thứ hạng căn cứ vào:

28.2.5.1. Số các trận thắng ở vòng chung kết và nếu vẫn bằng nhau;

28.2.5.2. Số các trận thắng ở vị trí thứ hai và nếu cũng vẫn bằng nhau;

28.2.5.3. Số các trận thắng ở vị trí thứ ba.

28.3. Tính điểm ở các trận thi đấu đồng đội: Với mỗi trận thắng, mỗi VĐV sẽ giành được 2 điểm cho đội của mình. Với mỗi trận thua được 1 điểm ngoại trừ trường hợp bị truất quyền VĐV không nhận được điểm nào.

28.4. Danh sách thứ hạng chính thức xếp theo thứ tự 8 VĐV cao nhất cho mỗi hạng cân tại các giải Olympic, vô địch thế giới hoặc châu lục và bất cứ cuộc, giải đấu nào được chuẩn thuận bởi AIBA.

Thứ hạng dựa vào các tiêu chí sau:

- Hạng năm: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng nhất.

- Hạng sáu: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng nhì.

- Hạng bảy: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng ba.

- Hạng tám: được trao cho VĐV thua ở vòng tứ kết bởi VĐV xếp hạng tư.

 

 

Các bài khác

Luật Thi Đấu Boxing (phần 2) (19/11/2007 10:05:00)

Luật Thi Đấu Boxing (phần 1) (19/11/2007 10:02:00)

Luật Thi Đấu Judo (phần 3) (15/11/2007 09:09:00)

Luật Thi Đấu Judo (phần 2) (15/11/2007 09:04:00)

Luật Thi Đấu Judo (phần 1) (15/11/2007 08:19:00)

Luật Đẩy gậy (12/11/2007 14:41:00)

Luật Thi Đấu Vật Quốc Tế (phần 3) (12/11/2007 14:19:00)

Luật Thi Đấu Vật Quốc Tế (phần 2) (12/11/2007 14:05:00)

Luật Thi Đấu Vật Quốc Tế (phần 1) (12/11/2007 14:01:00)

 

Trang chủ v Trang trước v Đầu trang